Hải Sản & Sức Khỏe
Bị Gãy Xương Có Nên Ăn Tôm Không? Bạn Nên Xem
Bị gãy xương, nên ăn gì và không nên ăn gì? Khi bạn đang trong tình trạng hay có dấu hiệu bị tổn thương nặng về xương khớp, cụ thể hơn là khi bị gãy xương có nên ăn tôm hay các loại hải sản tương tự tôm hay không? Đây là một thắc mắc khá phổ biến của nhiều người khi đang trong tình trạng bị gãy xương. Hãy cùng Đảo tìm hiểu về thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé! Bài viết được dựa vào cơ sở y học từ trang “Nhà Thuốc Long Châu” chia sẻ và giải đáp cho khách hàng đã được kiểm duyệt nội dung.
Tôm càng xanh tươi ngon tại Đảo Hải Sản
Thành phần dinh dưỡng trong tôm
Tôm là một loại hải sản giàu dinh dưỡng và rất phổ biến trong ẩm thực trên khắp thế giới. Trong thịt tôm có chứa một loạt các thành phần dinh dưỡng quan trọng, bao gồm protein, chất béo, khoáng chất và các loại vitamin.
Protein là thành phần chủ yếu có trong tôm, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và sửa chữa các tế bào cơ thể. Bên cạnh đó, chất béo trong tôm chứa nhiều axit béo omega-3 và omega-6 có lợi cho tim mạch và giúp cải thiện sức khỏe não bộ.
Các loại khoáng chất như canxi, sắt, kẽm và magie hỗ trợ nhiều quá trình sinh học trong cơ thể, bao gồm hệ thần kinh và cơ bắp. Tôm cũng cung cấp nhiều vitamin như vitamin A, vitamin B-complex và vitamin E, giúp duy trì sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch.
Ngoài ra, tôm cũng chứa selen, một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Với những lợi ích dinh dưỡng đa dạng như vậy, tôm là một lựa chọn tuyệt vời để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày và hỗ trợ sức khỏe toàn diện.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu là gãy xương nên ăn gì để giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo xương, tăng cường độ chắc khỏe của xương nhé:
- Thức ăn giàu lượng canxi giúp xương lành nhanh hơn, tăng cường độ cứng cáp như là: Các loại hải sản, mè, các loại hạt, súp lơ xanh/trắng, rong biển, sữa hạt, các loại đậu,...
- Thực phẩm giàu magie: sữa tươi tách béo, đậu nành, bơ, cá thu, rau ngót, rau mồng tơi, xà lách, rau diếp, mủ trôm,...
- Những thực phẩm giàu kẽm: có trong các loại hải sản, ngũ cốc, sữa tươi,... giúp tăng cường khả năng hấp thụ vitamin D tốt hơn và giúp đẩy nhanh quá trình liền xương.
- Các loại thực phẩm giàu vitamin B6, vitamin B12 có trong ức gà, thịt vịt, thịt bò, chuối, táo, trứng gà, nội tạng động vật.
Ngoài các thực phẩm bao gồm các chất nêu trên, quan trọng hơn hết là cần phải cân bằng đủ chất xơ có trong các loại rau xanh hay trái cây, bao gồm chúng trong thực đơn hằng ngày nhằm cung cấp đủ khoáng chất, vitamin cần thiết để không bị tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Các loại thực phẩm nên kiêng ăn khi gãy xương
Khi bị gãy xương, chúng ta cần kiếng một vài loại thực phẩm nhất định, tránh ảnh hưởng xấu đến quá trình liền xương cũng như sức khoẻ chung của người bị gãy xương:
- Bệnh nhân cần phải kiêng rượu, bia và các loại thức uống có còn khác.
- Cà phê, trà đậm có chứa caffeine khiến xương lâu lành hơn vì ngăn cơ chế hấp thụ canxi của các loại thực phẩm khác.
- Đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường là các loại mà bệnh nhân cần phải tránh xa.
Thức ăn chiên, xào, thức ăn nhiều dầu mỡ mà thay vào đó hãy chọn các thực phẩm luộc, hấp để bảo đảm cho các hàm lượng dinh dưỡng không bị mất.
tom-cang-xanh,tom-the-tuoi,tom-su,tom-su-bien-kg,tom-tit-chin,thit-tom-tit-size-100-120-con-kg,thit-tom-tit-kg
Vậy người bị gãy xương có nên ăn tôm hay không?
Như đã nhắc đến ở trên, tôm là một loại hải sản rất giàu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể có chứa nhiều các chất như protein, lipid, kẽm, magie, vitamin,.. vậy, khi bị gãy xương thì chúng ta có nên ăn tôm không?
Nhiều chuyện gia cho rằng chúng ta có thể sử dụng thịt tôm khi xương đang trong tình trạng bị tổn thương. Tôm là một loại thực phẩm tương đối lành tính, giàu canxi và một số các khoáng chất cần thiết, hỗ trợ xương mau lành hơn. Ngoài ra, chúng còn giúp chúng ta tăng cường về mặt sức khoẻ, có khả năng cải thiện độ săn chắc của xương.
Người bị gãy xương cũng cần thêm những loại hải sản giàu canxi khác vào thực đơn ăn uống mỗi ngày, nhằm mục đích thay đổi bữa ăn để có độ đa dạng chất hơn, song cũng không bị ngán. Với mục đích chính là để cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết cho quá trình phục hồi được diễn ra nhanh hơn, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới, làm lành vết nứt, gãy và cải thiện độ chắc khỏe của xương khớp.
Tuy nhiên, nếu việc bạn bị gãy xương có kèm theo các vết thương hở như rách da hoặc vết trầy xước nặng,... thì tốt nhất chúng ta chưa nên tôm vào chế độ ăn vội, hãy đợi vết thương ngoài da lành hẳn thì có thể thêm vào sử dụng sau.
Lưu ý: Nếu sử dụng tôm khi có vết thương hở, nguy cơ để lại sẹo lồi hoặc dị ứng rất cao vì trong tôm có lượng đạm dồi dào có thể là nguyên nhân gây nên các triệu chứng trên, bạn đang có ở trường hợp trên nên cử một thời gian nhé!