Hải Sản & Sức Khỏe
Giải đáp: Bà bầu ăn bạch tuộc được không? Các mẹ cùng xem nhé
Bạch tuộc luôn là món ăn được mọi người ưa chuộng vì độ tươi ngon và dinh dưỡng của nó. Vậy bà bầu ăn bạch tuộc được không? Các mẹ hãy cùng ĐẢO HẢI SẢN giải đáp thắc mắc này và học một vài bí kíp chế biến món ngon từ bạch tuộc nhé!
Các món ăn từ bạch tuộc thơm ngon, bổ dưỡng là món khoái khẩu của nhiều người
Các món ăn từ bạch tuộc là khoái khẩu của rất nhiều người bởi giá trị dinh dưỡng cùng vị thơm ngon, giòn sần sật độc đáo. Trong đó, nhiều mẹ bầu cũng là tín đồ của các món từ bạch tuộc. Thế nhưng liệu bà bầu ăn bạch tuộc được không, nên ăn bao nhiêu, ăn cách nào là đúng? Đảo Hải Sản sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích với quý độc giả về món ăn này nhé.
Những lợi ích mà bạch tuộc mang lại cho bà bầu?
Bạch tuộc Nhật được đánh giá là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Các dưỡng chất trong bạch tuộc giúp bạn bồi bổ thể lực. Khi ăn bạch tuộc đúng cách, bà bầu sẽ bổ sung được tối ưu chất dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi.
Trong bạch tuộc có hàm lượng khoáng chất và Vitamin dồi dào, chứa nhiều Kali, Canxi, Phôpho,.. Ăn bạch tuộc có thể giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng trong suốt 9 tháng mang thai, giúp mẹ ngăn ngừa bệnh tốt hơn. Bên cạnh đó, bạch tuộc gồm cả thành phần Axit béo Omega-3 giúp mắt sáng khỏe hơn, hỗ trợ phòng tránh bệnh mất thị lực ở mẹ bầu.
Trong 85g bạch tuộc có chứa đến 75 microgram Selenium rất tốt với cơ thể. Selenium giúp chuyển hóa Protein tốt hơn, tốt cho đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng hơn. Chưa dừng lại ở đó, lượng chất sắt có trong bạch tuộc và các loại hải sản còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ.
Tuy vậy, các mẹ bầu cần ăn bạch tuộc và các loại hải sản với khẩu phần hợp lý, điều độ, chế biến đúng cách. Có như vậy mới đảm bảo an toàn và mẹ bầu có thể tận dụng toàn bộ những lợi ích mà món ăn ngon này mang lại.
Vậy bà bầu ăn bạch tuộc được không?
Các mẹ cần lưu ý ăn bạch tuộc được chế biến chín hoàn toàn tránh nguy cơ nhiễm khuẩn
Các món ăn từ bạch tuộc rất bổ dưỡng đối với mẹ và bé. Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn các món từ bạch tuộc mà không cần lo sẽ ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên tiêu thụ loại thực phẩm này chừng mực, có giới hạn nhất định. Đặc biệt là các mẹ đang trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ càng cần chú ý. Nguyên nhân vì các loại hải sản tuy bổ dưỡng, thế nhưng chúng có chứa dư lượng nhỏ thủy ngân có thể tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ ăn tối đa 150g hải sản, mỗi lần ăn không quá 100g. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ nên kiêng ăn bạch tuộc.
Các mẹ cũng cần lưu ý phải thực hiện chế độ ăn chín, bạch tuộc cần được chế biến chín hoàn toàn tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Đồng thời, thai phụ nên ăn một lượng nhỏ bạch tuộc trước để xem phản ứng của cơ thể. Nếu có dấu hiệu dị ứng, các mẹ nên tránh tiếp tục ăn bạch tuộc. Thai phụ vốn dễ dị ứng, có cơ địa nhạy cảm cũng các món được chế biến từ bạch tuộc nói riêng, các món từ hải sản nói chung.
Các mẹ cần chọn những con bạch tuộc tươi ngon từ cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, thai phụ tuyệt đối không ăn bạch tuộc sống, tái. Bởi trong thịt bạch tuộc sống có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn, sán, có độc tố từ biển dễ gây nguy hiểm đến sức khỏe, ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuyệt đối không được ăn bạch tuộc sống, Vì sao?
Mẹ bầu không nên ăn bạch tuộc sống
Sau khi đã có lời giải đáp cho câu hỏi bà bầu ăn bạch tuộc được không, Đảo xin tiếp tục lý giải lý do thai phụ không được ăn bạch tuộc sống.
Những lát bạch tuộc tươi ngon được ăn sống như món Sashimi trong ẩm thực Nhật, hay bạch tuộc sống sốt cay trong ẩm thực Hàn cũng dễ gây nghiện với nhiều người. Tuy nhiên, cách thưởng thức này hoàn toàn không phù hợp với phụ nữ mang thai, thậm chí có nhiều rủi ro hơn là lợi ích mang lại. Nguyên nhân bởi thịt bạch tuộc sống có thể chứa Anisakis, Salmonella dễ gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt nguy hiểm với mẹ bầu, người có hệ tiêu hóa yếu.
Ngoài ra, bạch tuộc có đốm xanh trên thân cũng là loại mà mẹ bầu nên tránh xa. Bởi thịt của loài bạch tuộc này có chứa Tetrodotoxin. Đây là một độc tố có thể ảnh hưởng tính mạng, cũng là nguyên nhân gây ung thư.
Những món ngon từ bạch tuộc dành cho mẹ bầu
Tóm lại, bà bầu ăn bạch tuộc được không? Câu trả lời là các mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được nhưng cần đảm bảo cơ thể không dị ứng loại thực phẩm này. Đồng thời, nguyên liệu phải tươi và cách chế biến cũng cần phù hợp. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà bầu nên ăn bạch tuộc hấp, xào ít dầu mỡ hoặc nướng là tốt nhất với sức khỏe. Sau đây, Đảo sẽ giới thiệu một số món ngon bổ dưỡng chế biến từ bạch tuộc. Các mẹ bầu có thể tham khảo để làm phong phú cho bữa ăn của mình nhé!
KHÁCH YÊU THAM KHẢO GIÁ BẠCH TUỘC TẠI ĐẢO:
1. Bạch tuộc sốt tương cà
Bạch tuộc sốt tương cà vô cùng hấp dẫn và “đưa cơm”
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 400g bạch tuộc.
- 1 quả chanh, nửa quả ớt chuông đỏ, nửa quả dứa chín.
- Các loại gia vị như tương cà, sốt ướp thịt nướng, dầu hào, ớt bột Hàn Quốc, muối.
Hướng dẫn cách chế biến:
- Đầu tiên, bạn sơ chế, rửa sạch bạch tuộc với muối và chanh, để ráo nước.
- Các mẹ cho 1 thìa sốt ướp thịt nướng, nửa thìa muối, nửa thìa ớt bột Hàn Quốc vào bạch tuộc. Sau đó, bạn đảo đều rồi để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1-2 tiếng chờ bạch tuộc ngấm gia vị.
- Bạn lấy lấy ¼ quả ớt chuông thái chỉ, còn đem xay nhuyễn rồi lọc chỉ giữ lại nước cốt. Dứa bạn cắt hạt lựu.
- Bạch tuộc đã ngấm gia vị bạn xếp ra khay rồi nướng 10 phút ở nhiệt độ 100 độ C.
- Bạn phi tỏi băm cho thơm, cho 2 thìa tương cà vào đảo đến khi sôi rồi thêm nước ép ớt chuông và đảo đều. Đến khi hỗn hợp sánh lại, bạn cho thêm dứa, nêm nếm vừa miệng.
- Cuối cùng, bạn cho bạch tuộc đa được nướng sơ vào. Các mẹ chỉ để lửa nhỏ, đảo đều cho bạch tuộc ngấm sốt là hoàn thành.
2. Bạch tuộc xào chua ngọt
Món bạch tuộc xào chua ngọt giàu dinh dưỡng và hấp dẫn
Bà bầu ăn bạch tuộc được không nếu chế biến với cách xào chua ngọt? Câu trả lời là hoàn toàn có. Tuy nhiên, các mẹ nên nêm nếm ít gia vị sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bạch tuộc.
- Cà chua, dưa leo, dứa, hành tây, rau cần tàu.
- Gừng, tỏi.
- Các loại gia vị như dầu hào, bột canh, hạt tiêu.
Hướng dẫn cách chế biến:
- Mẹ bầu cần sơ chế kỹ bạch tuộc rồi ướp với hạt tiêu, bột canh.
- Bạn rửa sạch các loại rau củ. Hành tây bạn cắt thành múi cau, dứa thái thành miếng dày 1cm, cần tàu bạn cắt thành đoạn ngắn khoảng 2cm. Tỏi bạn băm nhuyễn, dưa leo và cà chua cắt miếng vừa ăn.
- Mẹ bầu phi tỏi thơm rồi cho bạch tuộc đảo khoảng 2 phút. Sau đó, bạn đậy nắp chở khoảng 3-5 phút rồi cho 100ml nước lọc, cà chua và dưa leo vào.
- Các mẹ nêm nếm vửa ăn, cho cần tàu, hành tây đảo đều vừa chín tới rồi tắt bếp là hoàn thành.
Tham khảo thêm món ngon từ bạch tuộc >>> Bạch tuộc xào chua cay Hàn Quốc
3. Bạch tuộc hấp gừng
Chế biến món bạch tuộc hấp gừng thơm lừng
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bạch tuộc (400g)
- Hành, chanh, ớt, 3 lá ổi, gừng,
- Rượu trắng.
- Đường, mắm, muối, tiêu.
Hướng dẫn cách chế biến:
- Các mẹ mua chọn mua bạch tuộc tươi rồi sơ chế sạch. Rau bạn cũng sơ chế sạch. Bạn dùng nước cốt chanh, rượu để khử mùi tanh và nhớt của bạch tuộc.
- Sau khi bạch tuộc ráo nước, bạn ướp với 1 thìa mắm, 1 thìa muối, nửa thìa tiêu rồi để khoảng 20 phút.
- Gừng bạn cạo vỏ, thái sợi. Phần đầu hành bạn chẻ ra và cắt khúc. Lá ổi rửa sạch.
- Cuối cùng, bạn cho bạch tuộc, hành, gừng, lá ổi vào nồi hấp cách thủy đến khí chín là hoàn thành.
Kết lại, bà bầu ăn bạch tuộc được không sẽ còn tùy vào cơ địa của mẹ và cách chế biến. Các mẹ bầu dị ứng với bạch tuộc cần tránh ăn loại thực phẩm này. Đồng thời, các mẹ chỉ nên ăn bạch tuộc và các loại thực phẩm được nấu chín hoàn toàn, tránh ăn đồ tái, sống nhé. Bạch tuộc là món ăn bổ dưỡng rất tốt cho cơ thể mẹ và bé. Hãy bổ sung các món ăn với bạch tuộc vào khẩu phần ăn để cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe các mẹ nhé.
Cam kết khi mua hàng tại ĐẢO HẢI SẢN:
- Giao hàng nhanh chóng
- Đổi trả miễn phí nhanh chóng
- Sản phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng
- Nguồn hải sản phong phú với hơn 300 loại.
Hotline: 1900.0098 (8h-21h từ Thứ 2 đến Chủ Nhật)
Hệ thống cửa hàng: https://daohaisan.vn/pages/cua-hang
Website: http://daohaisan.vn