Hải Sản & Sức Khỏe
Thiếu sắt nên ăn gì? Top 5 hải sản bổ sung sắt cực tốt
Tình trạng thiếu sắt sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy thiếu sắt nên ăn gì? Hãy cùng Đảo Hải Sản tìm câu trả lời thiếu sắt nên ăn gì ở bài viết dưới đây nhé.
1. Thiếu sắt nên ăn gì? Nguyên nhân thiếu sắt
Hemoglobin là một phần chính trong quá trình cấu tạo nên hồng cầu. Chúng có nhiệm vụ mang oxy từ phổi đến các mô cơ thể và ngược lại, đem carbon dioxide từ các mô trở lại phổi. Nồng độ của Hemoglobin bình thường hay không còn phải phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính của từng người.
Sắt rất quan trọng trong cơ thể con người
Sắt chính là nguyên liệu để tổng hợp chất trên - Hemoglobin. Khi cơ thể thiếu máu, khả năng vận chuyển oxy bị giảm đi, trì trệ ở các mô cơ thể như tim, não, cơ bắp,...
Từ đó gây nên các hiện tượng như hoa mắt, chóng mặt, tim đập mạnh, cơ thể mệt mỏi, khi hoạt động chân tay và trí óc, chắc chắn sẽ ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.
Thiếu máu do thiếu sắt là một loại thiếu máu thường gặp nhất. Nguyên nhân dẫn tới thiếu máu do thiếu sắt là sự mất máu, giảm hấp thụ sắt từ thức ăn và nguyên nhân khác.
Sự mất máu: Quá trình này được biểu hiện rõ ràng như quá trình kinh nguyệt sản sinh ra lượng máu nhiều, phụ nữ mang thai nhiều lần hoặc thậm chí vết thương loét chảy máu trên cơ thể người. Một số trường hợp khác như quá trình chảy máu khá nhiều nhưng lại ở những nơi không thấy được chẳng hạn ở dạ dày, đại tràng hoặc ruột non. HÌnh thức hiến máu cũng có thể gây ra thiếu máu, thiếu sắt, đặc biệt nếu hiến máu thường xuyên, lượng máu không đủ để đáp ứng cho cơ thể.
Giảm hấp thụ: Thông thường, sắt sẽ được hấp thụ từ thức ăn nạp vào qua đường tiêu hóa của cơ thể. Nhưng nếu bạn đang gặp phải vấn đề về đường tiêu hóa, hoạt động không bình thường thì sẽ dẫn tới việc hấp thụ sắt không được đầy đủ và gây thiếu máu do thiếu sắt. Điển hình thường gặp ở một số người mắc bệnh viêm dạ dày, phẫu thuật dạ dày, bệnh celiac và các hình thức phẫu thuật do giảm cân khác,...
Nguyên nhân khác: Phổ biến nhất tại các nước đang phát triển là do thiếu các thực phẩm chứa sắt. Ngược lại tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, Mỹ,.. thì luôn xuất hiện các loại thực phẩm chứa sắt như ngũ cốc, bánh mì, mì ống,... Nguyên nhân khác nữa là do nhu cầu sắt tăng lên của các nhau thai, thai nhi đang phát triển đối với các phụ nữ mang thai và sau sinh.
Các nguyên nhân dẫn đến thiếu sắt
HẢI SẢN TẠI ĐẢO ĐANG CÓ GIÁ TỐT, ĐẶT MUA NGAY!
Một số triệu chứng của thiếu máu do thiếu sắt:
Thiếu máu mãn tính da xanh, tim đập nhanh, hay mệt mỏi, khó thở, chóng mắt, ù tai,...
Tính tình dễ bị kích động, nặng có thể dẫn đến trầm cảm.
Luôn luôn cảm thấy lạnh.
Rụng tóc.
Lưỡi nóng rát, khó nuốt, chán ăn, ăn kém,...
Đối với trẻ em, bé sẽ chậm phát triển về chiều cao, trí óc, vận động chậm.
Nếu thiếu máu càng nặng sẽ gây nên các triệu chứng nặng và nghiêm trọng hơn.
Một số triệu chứng của việc thiếu sắt
Vậy nên thiếu sắt nên ăn gì? Đó là câu hỏi thường gặp nhất đối với các bà mẹ bầu. Cùng xem tiếp phần dưới để được bật mí câu trả lời nhé!
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt:
- Phụ nữ có thai: Khi phát triển bào thai, nhu cầu sắt sẽ tăng cao để cung cấp cho cả người mẹ và nhau thai. Vì thế, trong quá trình mang thai nếu không được cung cấp đủ sắt thì hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt sẽ xảy ra.
Phụ nữ cho con bú: Sữa tiết ra cho trẻ có bao gồm sắt - dưỡng chất để nuôi con.
Trẻ em từ 6 đến 24 tháng tuổi và đặc biệt trẻ sinh non: Nhu cầu sắt sẽ rất cao, cần được bù đắp trực tiếp từ các loại thức ăn bổ sung. Nếu không bổ sung đủ, thiếu máu do thiếu sắt sẽ xảy ra.
Phụ nữ tuổi sinh đẻ: Tuổi sinh đẻ thường được tính từ khi bắt đầu có kinh nguyện. Do quá trình kinh nguyệt tiết máu khá nhiều nên việc cung cấp đủ cho nhu cầu sắt tăng cao là cần thiết. Không chỉ dựa vào khẩu phần ăn mà còn cần các thực phẩm chức năng bổ sung sắt cho cơ thể.
2. Vai trò của chất sắt trong cơ thể
Trước khi tìm hiểu đến các loại hải sản có thể bổ sung sắt hiệu quả cho cơ thể, bạn nên biết về vai trò của sắt đối với cơ thể.
Sắt là một nguyên tố vi lượng chiếm rất ít trong cơ thể, khoảng 0,004% và được phân bổ ở nhiều loại tế bào của cơ thể.
Đây là một thành phần quan trọng trong quá trình nhân tế bào, tăng cường hệ miễn dịch bằng cách tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus có hại xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, sắt còn giúp trẻ phát triển và tăng cường bình thường. Đối với phụ nữ tới kỳ kinh nguyệt, sắt giảm đau bụng kinh. Sắt đóng góp trong các hoạt động cuộc sống thường ngày khá lớn như việc sản xuất và giải phóng năng lượng trong cơ thể và tăng khả năng tập trung.
Sắt còn giúp tăng cường sinh lực, giảm sự mệt mỏi.
Sắt là một thành phần quan trọng của máu, giúp giữ và vận chuyển oxy đến các cơ quan tế bào của cơ thể và ngược lại sẽ lấy đi carbon dioxide.
Các cách điều trị thiếu máu do thiếu sắt:
Tăng cường nguồn dinh dưỡng: đánh giá chế độ ăn và cung cấp chất dinh dưỡng hợp lý.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ.
Tẩy giun định kỳ.
Tránh các thức ăn làm giảm hấp thụ sắt như sữa, cà phê, trứng, trà,...
Tăng cường chế độ ăn giàu chất đạm và chất sắt.
3. Top 5 loại hải sản bổ sung sắt hiệu quả cho cơ thể
Vậy thì thiếu sắt nên ăn gì? ĐẢO sẽ bật mí cho bạn ngay top 5 loại hải sản bổ sung sắt hiệu quả cho cơ thể. Đây là những loại thực phẩm đảm bảo đủ sắt, chất lượng và luôn tươi sống tại các cửa hàng của ĐẢO đấy.
Nếu bạn còn đang lăn tăn không biết đâu là một nơi cung cấp hải sản chất lượng, đảm bảo an toàn thì ĐẢO HẢI SẢN - Nhà Bán Lẻ Hải Sản Hàng Đầu là câu trả lời chuẩn xác nhất.
3.1 Cua, ghẹ
Cua, ghẹ là một trong những loại hải sản chứa nhiều sắt. Cụ thể, 100gram cua đồng có tới 4,7 mg sắt; 100 gram cua biển có tới 3,8mg sắt. Cua chứa rất nhiều Omega -3 , sắt, canxi, magie, B1,...
Chúng không chỉ giúp cho cơ thể của người bình thường hoạt động tốt mà còn giúp thai nhi có thể phát triển và tăng cường cung cấp lượng máu nuôi thai nhi lớn nhanh hơn.
Hơn thế nữa, trong cua có lượng protein cao hơn các loại thịt khác. Vì thế ăn cua, ghẹ là một sự lựa chọn tốt trong việc cung cấp sắt cho cơ thể, đặc biệt đối với bà bầu.
3.2 Cá hồi
Bổ sung các loại cá như cá hồi, cá chim, cá mòi… có thể cung cấp nhiều dưỡng chất vàng, dồi dào khí huyết cho cơ thể. Đa số các loại cá từ nước ngọt hay nước mặn đều tốt vì có chứa Omega -1, canxi, protein cho não hoạt động tốt.
Cá hồi là thực phẩm bổ sung sắt rất tốt
Lưu ý, bạn không nên sử dụng các loại cá có nguy cơ nhiễm độc cao, chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá lát, cá thu vua,... Những loại cá đó có thể làm tổn thương hệ thần kinh, dị tật và khiến quá trình phát triển xảy ra chậm.
3.3 Hàu
Hàu được xem là một nguồn dinh dưỡng cực kỳ dồi dào, chúng chứa lượng canxi, sắt cao, có thể vừa bổ sung dưỡng chất cho cơ thể vừa kích thích vị giác hiệu quả.
Hàu cung cấp sắt và canxi dồi dào cho cơ thể
Đối với mẹ bầu thì không nên ăn hàu quá thường xuyên, chỉ nên bổ sung một bữa thịt hàu một tuần một lần để bổ sung đủ dưỡng chất cho con và cả mẹ nhé.
3.4 Tôm
Tôm là một trong những loại hải sản tốt cho sức khỏe và được nhiều người ưa thích. Thông thường, tôm biển chứa 1,6 mg sắt, giàu DHA, Omega -3, canxi,...
Đây là loại hải sản tương đối an toàn cho tần suất sử dụng thường xuyên. Với tôm, bạn sẽ không ngán ngẩm chúng vì độ dinh dưỡng cũng như chúng là nguyên liệu chế biến các món ăn đa dạng, kích thích vị giác.
3.5 Mực
Với hàm lượng thủy ngân thấp, mực là nguyên liệu sử dụng chế biến món ăn khá phổ biến. Mực chứa sắt, canxi, vitamin B6, B12,... giúp cho hệ xương và răng luôn khỏe, đặc biệt đối với mẹ bầu đang có thai nhi.
Với bài viết trên hy vọng ĐẢO đã có thể giải đáp đủ các thắc mắc thiếu sắt nên ăn gì. Hãy theo dõi ĐẢO để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Cam kết khi mua hàng tại ĐẢO HẢI SẢN:
- Giao hàng nhanh chóng
- Đổi trả miễn phí nhanh chóng
- Sản phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng
- Nguồn hải sản phong phú với hơn 300 loại.
Hotline: 1900.0098 (8h-21h từ Thứ 2 đến Chủ Nhật)
Hệ thống cửa hàng: https://daohaisan.vn/pages/cua-hang
Website: https://daohaisan.vn